Giúp người nông dân ghi lại nguồn gốc nông sản trong quá trình thu hoạch, tạo mã sản phẩm để bày bán tại cửa hàng, siêu thị; giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc từng sản phẩm là một trong những mục tiêu mà giải pháp truy xuất nguồn gốc ứng dụng công nghệ Blockchain của CMC hướng tới.
Giải pháp hỗ trợ các hợp tác xã ghi lại nguồn gốc nông sản, sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, khi thu hoạch, người nông dân của hợp tác xã sẽ tạo mã sản phẩm (thông tin giống, ngày thu hoạch, cách canh tác) và đưa sản phẩm kèm thông tin lên hệ thống bằng ứng dụng (app) trên điện thoại thông minh. Hệ thống không giới hạn số lượng nhập vào, tự động sao lưu dữ liệu để có thể tra soát bất cứ lúc nào.
Sau hai tuần triển khai, dự án mang lại những kết quả vô cùng khả quan: người sản xuất, thu hoạch dễ dàng ghi lại các thông tin trong công đoạn từ quá trình trồng trọt, thu hoạch đến bảo quản; người tiêu dùng dễ dàng ta soát thông tin sản phẩm, chống hàng giả. Đặc biệt, giải pháp giúp Hợp tác xã Thiên An và Vi Hương quảng bá sản phẩm và xây dựng uy tín thương hiệu nông sản của xã nói riêng và của tỉnh Bắc Kạn nói chung.
Hiện thực hóa mục tiêu thúc đẩy xây dựng quốc gia số, Tập đoàn Công nghệ CMC vừa triển khai giải pháp chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn).
Thực hiện lộ trình chuyển đổi số quốc gia của Thủ tướng Chính phủ, xã Vi Hương (huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) là một trong 8 xã trên cả nước được lựa chọn thí điểm mô hình chuyển đổi số, xây dựng xã thông minh.
Ngày 22/12/2020, Sở TT&TT tỉnh Bắc Kạn và Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đã phối hợp tổ chức Hội nghị công bố kết quả giai đoạn 1 của chương trình.
Trong giai đoạn này, Tập đoàn Công nghệ CMC đã hỗ trợ Hợp tác xã Thiên An thuộc xã Vi Hương, sử dụng nền tảng quản lý bán hàng đa kênh AgriConnect (do CMC Telecom thực hiện) và sản phẩm truy xuất nguồn gốc lưu trữ dữ liệu trên nền công nghệ Blockchain (do Viện nghiên cứu ứng dụng CMC CIST phát triển và CMC TS triển khai). Bên cạnh đó, CMC TS cũng tài trợ 9,000 tem có mã QR để phục vụ truy xuất nguồn gốc, giúp ghi lại nguồn gốc nông sản, sản phẩm nông nghiệp.
Theo đó, khi thu hoạch, người nông dân sẽ tạo mã sản phẩm (thông tin giống, ngày thu hoạch, cách canh tác) và đưa sản phẩm kèm thông tin lên hệ thống bằng ứng dụng (app) trên điện thoại thông minh. Hệ thống sẽ sao lưu dữ liệu để có thể tra soát bất cứ lúc nào và không giới hạn số lượng nhập vào.
Trước đây, khi chưa có sự gia nhập của Blockchain, người nông dân phải quản lý nông sản sau thu hoạch một cách thủ công, chỉ có thể ghi lại ngày nhập kho, xuất kho của nông sản chứ không thể ghi rõ và chứng minh được nguồn gốc của nông sản. Điều đó khiến nông sản không có thương hiệu rõ ràng, người tiêu dùng không an tâm khi mua dẫn tới giá thành rẻ, gây thiệt thòi rất lớn cho họ.
Blockchain Made by CMC không chỉ giúp đỡ người nông dân trong quản lý, làm tăng giá thành nông sản; dễ dàng quảng bá và xây dựng thương hiệu nông sản; góp phần hiện thực hóa nền nông nghiệp “từ nông trại đến bàn ăn” mà còn giúp cho khách hàng có thể dễ dàng rà soát thông tin sản phẩm, biết được nguồn gốc và quá trình từ trồng trọt, thu hoạch đến bảo quản để an tâm khi tiêu thụ.
Ông Lê Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Giải pháp chính phủ 3 Công ty CMC TS, cho biết: “Chúng tôi rất vinh dự được Cục Tin học hóa chọn là một trong các doanh nghiệp CNTT thực hiện mô hình triển khai thí điểm xã thông minh tại xã Vi Hương. CMC cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam trên hành trình chuyển đổi số.”
Ảnh: Ông Lê Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Giải pháp chính phủ 3 Công ty CMC TS – Đại diện Tập đoàn Công nghệ CMC trao tặng xã Vi Hương các sản phẩm hỗ trợ chuyển đổi số.
Mô hình được triển khai từ tháng 8/2020 dưới sự hỗ trợ của Cục Tin học hóa Bộ TT&TT, Tập đoàn Công nghệ CMC và các doanh nghiệp công nghệ khác. Mục tiêu đặt ra là ứng dụng công nghệ số để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Bí thư Đảng ủy xã Vi Hương Nguyễn Văn Hoán cho biết, với việc triển khai nhiều hoạt động, đến nay xã đã có những chuyển biến tích cực trong công cuộc chuyển đổi số, từ hoạt động của chính quyền đến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong mọi mặt đời sống của xã.
Giám đốc Hợp tác xã Thiên An Lý Thị Quyên cho biết đơn vị đã đạt được một số thành quả nhất định: “Sản lượng bán hàng trước đây của Thiên An từ 4-5 đơn hàng nay tăng mỗi ngày lên 20-25 đơn hàng. Nhờ đó, thu nhập của thành viên Hợp tác xã cũng tăng đáng kể, từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng”.
Phát biểu tại hội nghị,Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Trọng Đườngnhận định, thành công về chuyển đổi số của Vi Hương sẽ khiến việc nhân rộng chuyển đổi số cho các xã khác trong huyện Bạch Thông trở nên khả thi. Kết quả của xã Vi Hương không chỉ khích lệ các xã khác trong tỉnh Bắc Kạn nói riêng, các địa phương khác trên cả nước nói chung mà còn tạo niềm tin mạnh mẽ về việc triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Giải pháp CMC Blockchain cung cấp luồng sản xuất liền mạch cho nhà cung cấp và thông tin sản phẩm minh bạch cho người tiêu dùng.
CMC Blockchain đã có sự hợp tác với độc quyền với Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (Cơ quan quản lý truy xuất nguồn gốc duy nhất tại Việt Nam).
Người dùng có thể truy xuất thông tin trong thời gian từ 1 – 2 giây, tìm và kiểm tra chữ ký số trong khoảng 5 – 10 giây.
Phù hợp với các Các doanh nghiệp sản xuất, hộ gia đình sản xuất, hợp tác xã, Các trường đại học, cơ quan Nhà Nước, các tổ chức đưa ra tiêu chuẩn kiểm định nguồn gốc sản phẩm từ thiên nhiên.